Mất ngủ thường có những biểu hiện sau đây:
Tác hại của mất ngủ:
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …
Tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên quan tới bệnh tâm thần.
Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormone. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.
Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết – một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần):
Nguyên nhân mất ngủ mạn tính: (Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng)
Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
Trầm cảm.
Hưng cảm.
Rối loạn lo âu lan toả.
Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).
Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện).
Tâm thần phân liệt.
Bệnh sa sút trí tuệ.
Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ …
Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau …
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Nguyên tắc điều trị mất ngủ:
Điều trị mất ngủ:
– Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ. Thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
– Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
– Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm
benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.
Một số thuốc không thuộc nhóm benzodiazepine đa phần là những thuốc mới: ưu điểm của những thuốc thuộc nhóm này là không gây lệ thuộc, nên có thể dễ mua không cầnkê toa, ví dụ như :Melatonin,Ramelteon (Rozerem)
Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.
Tóm tắt:
Nguồn : BV Tâm thần Mai Hương
Ngoài các cách điều trị mất ngủ bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, dùng tân dược. Chúng ta có một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn như tim sen, lá vông, Lạc tiên …
Trà thảo dược LẠC TIÊN VHERBS ( Thành phần: Lạc tiên tây, tâm sen, Táo nhân )
là giải pháp giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, an thần, có giấc ngủ ngon tự nhiên .
Phù hợp dùng cho người suy nhược thần kinh, căng thẳng, hồi hộp lo âu, tim đập nhanh, mất ngủ mạn tính.